Vị trí: Long An nằm ở khu vực Tây Nam bộ, đồng thời thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ nối liền hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, cách TP.HCM 50 km về hướng Tây Nam, tiếp giáp với Campuchia qua đường biên giới 133 km và cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Thủ phủ là TP.Tân An.
Diện tích: 4,494.93 km2
Dân số (2019): 1.69 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động là 1.06 triệu người
GRDP (2010): 9.41%.
GRDP đầu người (2019): USD 3,111
Hạ tầng giao thông:
Đường bộ: Quốc lộ QL-1A, QL-62 nối Long An với TP.HCM, với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL. Cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đi ngang qua Long An. Cao tốc Bến Lức (Long An) – Long Thành (Đồng Nai) dự kiến hoàn thành cuối năm 2021, kết nối Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, kết nối với hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải và với sân bay quốc tế Long Thành.
Đường thủy: Giao thông thuỷ thuận lợi với hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, Tỉnh có 2,551 km đường thuỷ nội địa.
Cảng: Cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông với cảng quốc tế Long An (30,000 ~ 50,000 DWT), và 14 cảng thuỷ nội địa (04 cảng hàng hoá, 10 cảng chuyên dùng).
Khu công nghiệp: Quy hoạch 31 KCN (11,391.95 ha), trong đó 25 KCN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hiện tại, 16 KCN đang hoạt động (3,776.94 ha), diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2,651.92 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 85.77%.
Giá thuê hạ tầng: 100 ~ 250 USD/m2/term
Tình hình đầu tư: Luỹ kế đến tháng 11/2020 Long An có 1,232 dự án FDI còn hiệu lực (USD 8.42 tỷ USD), là địa phương thu hút FDI lớn nhất vùng ĐBSCL, đứng vị trí thứ 12 trong cả nước.
Nhà đầu tư FDI tiêu biểu: CJ Vina Agri (Korea); Sapporo, Sojitz, Vina Eco Board (Japan); Ching Luh; Greenfeed, 4 Oranges (Thailand); Formosa Taffeta (Taiwan); La Vie (Switzerland); Le Long, Avery Dennison Ris.
Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Long An ưu tiên mời gọi đầu tư trong các lĩnh vực mà tỉnh có nhiều lợi thế như công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến – chế tạo, năng lượng sạch, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đô thị vệ tinh và dịch vụ hậu cần cảng.
Lợi thế so sánh (2019) Comparative advantages:
Long An là cầu nối giữa TP. HCM và ĐBSCL, là vùng giãn nở công nghiệp và đô thị của TP.HCM, có điều kiện phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 5.9 tỷ USD (gạo 251 triệu USD, hạt điều 82 triệu USD, thuỷ sản 214 triệu USD; May mặc 1.15 tỷ USD, Giày da 880 triệu USD; Cơ khí, sắt thép 800 triệu USD).
– Đặc sản của Long An: Gạo Nàng Thơm chợ Đào, dưa hấu Long Trì, đậu phộng Đức Hoà.
– Trồng trọt: Long An đứng thứ 3 vùng ĐBSCL về sản lượng lúa với 2.77 triệu tấn, diện tích thu hoạch 506,002 ha. Thanh Long có sản lượng lớn (317,932 tấn/năm, diện tích 11,841 ha), chanh (10,825.7 ha, sản lượng 156,286.98 tấn/năm), rau các loại (12,129 ha, sản lượng 222,353 tấn/năm), mía niên vụ 2018 – 2019 (4,469 ha, sản lượng 270,046 tấn), bắp (749 ha, sản lượng 3,879 tấn/năm), đậu phộng (808 ha, sản lượng 2,528 tấn/năm), khoai mỡ (3,191 ha, sản lượng 40,091.6 tấn/năm).
– Thủy sản: Nuôi thủy sản nước ngọt (2,817 ha, sản lượng 37,500 tấn/năm). Tổng diện tích ương cá tra giống trên địa bàn tỉnh là 3,541.6 ha.
– Du lịch: Long An có nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập; Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; Khu Làng cổ Phước Lộc Thọ; Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo.
– Điện mặt trời: Tính đến năm 2019, Long An có 5/8 dự án điện mặt trời đã đi vào hoạt động (vd nhà máy điện mặt trời EUROPLAST Long An, Nhà máy điện mặt trời TTC Đức Huệ-1, Nhà máy điện mặt trời BCG Băng Dương).